Bằng D lái xe gì? Những kiến thức cần biết về bằng lái xe hạng D

Bằng D lái xe gì bạn đã biết chưa? Để được phép sử dụng các phương tiện giao thông có trọng tải nặng, các tài xế phải học và thi bằng lái xe hạng D. Vậy theo có những quy định nào liên quan đến loại bằng lái này hiện nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới đây nhé.

Bằng lái hạng D là gì?

bang-lai-xe-hang-d
Bằng lái xe hạng D là gì?

Bằng lái xe hạng D là loại bằng lái được cấp bởi Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Loại giấy phép lái xe này cho phép người lái xe điều khiển các phương tiện giao thông có trọng tải trung bình – lớn, cùng các loại xe được quy định ở các hạng giấy phép lái xe B1, B2,C. Bên cạnh đó, người sở hữu bằng lái xe hạng D được phép kinh doanh các hoạt động dịch vụ vận tải.

Giấy phép lái xe hạng D thường dùng để lái các loại xe khách, xe du lịch từ 10 đến 30 chỗ ngồi(tính cả người lái xe) và các loại phương tiện giao thông hạng nặng trên 3.500kg. Để sở hữu giấy phép lái xe hạng D không quá khó vì hạng bằng lái xe này yêu cầu phải nâng hạng từ hạng B2 và C lên. Những người  sở hữu bằng B2 và C cũng phải có kinh nghiệm lái xe trên 03 – 05 năm nên học viên chỉ cần tập trung và giữ vững tâm lý cũng như các quy tắc thi sát hạch thì tỉ lệ đậu rất cao.

Bằng D lái được xe gì?

bang-lai-xe-hang-d-lai-duoc-xe-gi
Bằng lái xe hạng D lái được xe gì?

Căn cứ theo Khoản 9, Điều 16, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT, quy định về loại phương tiện mà người sở hữu bằng lái hạng D được phép điều khiển khi tham gia giao thông như sau:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.

Như vậy, cụ thể các loại xe mà bằng lái hạng D được phép sử dụng như sau:

  • Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
  • Loại xe được phép điều khiển với những ai sở hữu giấy phép lái xe hạng B1:
    • Ô tô số tự động chở người có 9 chỗ ngồi bao gồm cả chỗ ngồi cho tài xế;
    • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
    • Ô tô dùng cho người khuyết tật;
    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
  • Loại xe được phép điều khiển với những ai sở hữu giấy phép lái xe hạng B2:
    • Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
    • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
  • Loại xe được phép điều khiển với những ai sở hữu giấy phép lái xe hạng C:
    • Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
    • Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
    • Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.

Xem thêm: Bằng FC lái xe gì? Điều kiện học và thi bằng lái xe FC

Loại bằng nào được nâng hạng lên bằng D?

loai-bang-lai-nang-hang-len-bang-d
Liệu chỉ có bằng lái xe hạng B2 mới được nâng lên hạng D?

Tại Chương II, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT đã quy định cụ thể về chương trình đào tạo lái xe cho các hạng bằng lái. Trong đó, quy định rất rõ về chương trình đào tạo lái xe cho các hạng bằng lái B1, B2, C. Đối với hạng bằng lái xe ô tô cao hơn chỉ có chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái từ các hạng thấp lên mà không có chương trình đào tạo và thi trực tiếp.

Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT đã quy định các chương trình đào tạo nâng hạng bằng lái xe bao gồm:

  • Hạng B1 (số tự động) lên B1.
  • Hạng B1 lên B2.
  • Hạng B2 lên C.
  • Hạng C lên D.
  • Hạng D lên E.
  • Hạng B2 lên D.
  • Hạng C lên E.
  • Hạng B2, D, E lên F tương ứng.
  • Hạng C, D, E lên FC.

Như vậy, nếu muốn sở hữu giấy phép lái xe hạng D thì bạn cần có giấy phép lái xe hạng B2, hoặc hạng C. Ngoài ra, bạn cũng cần có số năm kinh nghiệm và số quãng đường lái xe an toàn tương ứng.

Điều kiện và quy định học bằng lái hạng D

dieu-kien-thi-bang-hang-d
Điều kiện và quy định thi bằng lái xe hạng D

Khi học bằng lái xe hạng D, có 02 trường hợp học viên cần phải lưu ý. Đó là học để thi ngay và học sau đó đợi đủ điều kiện rồi mới đi thi. Cụ thể điều kiện học giấy phép lái xe hạng D trong 02 trường hợp như sau:

Điều kiện học bằng lái xe hạng D khi chưa đủ điều kiện thi

Điều kiện học dành cho mỗi học viên đối với trường hợp này đó là bất kì ai cũng có thể học, không phụ thuộc vào vấn đề sức khỏe, độ tuổi cũng như trình độ kinh nghiệm.

Điều kiện học bằng lái xe hạng D thi ngay

Trong trường hợp này, học viên cần đạt đủ những tiêu chuẩn sau thì mới được phép tham gia dự thi sát hạch.

Tiêu chuẩn về sức khỏe

Theo quy định tại Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT, các tài xế lái xe sở hữu giấy phép lái xe hạng D có các tình trạng bệnh hoặc tật như: tâm thần, thần kinh, mắt, hô hấp, xương khớp,…. tại Phụ lục số 01 thì không đủ điều kiện để lái xe hạng D.

Tiêu chuẩn về độ tuổi 

Căn cứ theo Điều 60, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tính đến ngày dự sát hạch lái, người dự thi giấy phép lái xe hạng D phải từ đủ 24 tuổi trở lên.

Tiêu chuẩn về trình độ văn hóa

Căn cứ theo Khoản 4, Điều 7, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT 2021 yêu cầu người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Tiêu chuẩn về thời gian lái xe

Theo Điểm c và Điểm d, Khoản 3, Điều 7, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT 2021, điều kiện về thời gian và lái xe để học nâng hạng lên hạng D như sau:

  • Hạng C lên D phải có thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
  • Hạng B2 lên D bắt buộc phải có thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Hồ sơ và quy định thi bằng lái hạng D 

ho-so-thi-bang-hang-d
Hồ sơ thi bằng lái xe hạng D

Theo Điều 9, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT 2021 quy định hồ sơ thi bằng lái xe hạng D như sau:

Đối với người mới dự thi lần đầu

Theo Khoản 1, Điều 9, Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT 2021 người học lái xe lần đầu cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ và chứng từ như sau:

  • Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định; 
  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn. Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân sử dụng đối với người Việt Nam còn hộ chiếu áp dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc người nước ngoài.
  • Giấy khám sức khỏe được cấp do cơ sở y tế có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng theo quy định.
  • Giấy phép lái xe hạng B2 và C còn thời hạn sử dụng.

Đối với người dự sát hạch lại do bị mất giấy phép lái xe

Đối với những người dự sát hạch lại do mất giấy phép lái xe cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo bao gồm:

  • Bản sao chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
  • Giấy khám sức khỏe được cấp do cơ sở y tế có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng theo quy định.
  • Đơn đề nghị đổi (hoặc cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định.

Thời hạn sử dụng bằng lái hạng D

Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Văn bản hợp nhất 12/VBHN-BGTVT 2021 quy định về thời hạn sử dụng của bằng lái xe hạng D là 05 năm kể từ ngày cấp.

Lưu ý dành cho người học và thi bằng lái hạng D

luu-y-khi-thi-bang-hang-d
Lưu ý khi thi bằng lái xe hạng D

Một số lưu ý cho những ai đang học và thi bằng lái xe hạng D như sau:

  • Bằng lái xe hạng D không được phép thi và lấy trực tiếp  mà bắt buộc phải thông qua quá trình nâng hạng từ các loại bằng lái B2 và C.
  • Để nâng hạng từ C lên D thì tài xế cần phải có thời gian hành nghề 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
  • Để nâng hạng từ B2 lên D thì tài xế cần có thời gian hành nghề 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất để giúp mọi người có thể trả lời được câu hỏi “bằng D lái xe gì?”. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp cho các bạn có thêm hiểu biết về một trong số loại giấy phép lái xe phổ biến tại Việt Nam. Chúc các bạn sở hữu được loại giấy phép lái xe như ý và thượng lộ bình an.

Xem thêm: Các loại bằng lái xe tại Việt Nam. Điều kiện thi giấy phép lái xe 

5/5 - (1 bình chọn)
0/5 (0 Reviews)

Bài viết liên quan