Vượt đèn vàng bị phạt không?

Từ ngày 1/8/2016, Nghị định 46 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ- đường sắt có hiệu lực. Theo quy định của Nghị định, các mức phạt đều tăng, nhằm tăng tính răn đe và nâng cao ý thức tham gia giao thông của người dân. Các lỗi vi phạm như: quay đầu, chuyển hướng không đúng quy định, dừng đỗ nơi có biển báo hay không thực hiện theo chỉ dẫn giao thông, lái xe sau khi sử dụng chất có cồn và chất ma túy…Tuy nhiên, lỗi vượt đèn vàng lại gây ra nhiều tranh cái nhất trong thời gian vừa qua.

Theo Nghị định 46, lỗi vượt đèn vàng, đèn đỏ được quy định như sau: ôtô sẽ bị phạt tối đa 2 triệu đồng; xe máy là 400 nghìn đồng. Khoản 3, điều 10 của Luật Giao thông đường  bộ quy định: tín hiệu đèn xanh được đi; tín hiệu đèn đỏ dừng lại; tín hiệu đèn vàng là phải dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá thì được đi tiếp; trông trường hợp tín hiệu đèn vàng nhấp nháy là được đi, nhưng phải giảm tốc độ , chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ; có nghĩa là đèn vàng là tín hiệu báo cho người tham gia giao thông chuẩn bị tư thế dừng lại để đảm bảo an toàn.

Vượt đèn vàng xử lý thế nào
Vượt đèn vàng bị phạt bao nhiêu

Nhiều người khá tỏ ra bức xúc khi bị phạt vượt đèn vàng: “ Vượt đèn vàng là lỗi rất mơ hồ và cảm tính trong khi lại phạt rất cao. Nhiều người sẽ mất tiền oan vì lỗi này.” Theo ý kiến của độc giả Hoàng Thanh chia sẻ với Ôtô Xe Máy, ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều độc giả khác, 1 ví dụ điển hình là khi xe chạy ở tốc độc 40km/h  khi cách cột đèn giao thông 2m thì sao? Câu trả lời là hoặc là chạy quá thì bị phạt hoặc là sẽ gây tai nạn cho bản thấn đôi khi cả người tham gia giao thông khác. Báo Thanh Niên cũng đăng tải clip chạy thử xe ở tốc độ 35km/h  nhưng cũng không kịp dừng khi tín hiệu đèn  chuyển sang màu vàng và kết quả là chiếc xe đã quá vạch dừng vài chục cm.

Đọc thêm: Ô tô tải chở quá tải 50% bị xử lý như thế nào?

Tuy nhiên vẫn có nhiều người cho rằng nên phạt nặng đối với những trường hợp vượt đèn vàng và tăng mức phạt là đúng, họ cho rằng vượt đèn vàng còn nguy hiểm hơn cả vượt đèn đỏ, vì họ sẽ đi rất nhanh để cố đi qua, rất dễ gây tai nạn. Hơn nữa, việc thiết lập tín hiệu đèn giao thông ở Việt Nam còn thiếu xót,  thay vì chuyển tín hiệu đèn khi hết thời gian đã thiết lập có thể cho đợi thêm 1-2 giây nữa để người tham gia giao thông có thế nhận biết các tín hiệu sao cho thực hiện đúng quy định, mà không mắc lỗi. Ý thức tham gia giao thông ở Việt Nam còn rất kém. Có ý kiến cho rằng: “ Thay vì chuyển từ đèn xaanh sang đèn vàng thì chuyển từ đèn xanh sang thẳng đèn đỏ cho dễ húc vào đít nhau”.

Vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng hai hành vi vi phạm khác nhau nhưng lại bị xử lý ở cùng mức phạt như nhau, có lẽ là thuận cho sự thuận lợi trong việc quản lý  cũng như để dễ dành hơn trong việc sử lý vi phạm của người tham gia giao thông.

Theo thiếu tướng Trần Thế Quân, quy định xử phạt về đèn vàng cứ áp dụng 1 thời gian nếu thấy bất hợp lý sẽ dừng lạị.  Như vậy, phạt đèn vàng vẫn sẽ được áp dụng cho đến khi người tham gia giao thông ý thức tốt hơn về việc dừng lại khi có tín hiệu đèn vàng hoặc khi Nghị định này không còn tác dụng với người dân.

Nguồn: Trung tâm VOV chuyên đào tạo lái xe và tổ chức thi bằng lái xe a1 tại Hà Nội.

Đánh giá
Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận